Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

Spring Tournament 2014: Luật thi đấu - Thể thức

(Nếu ai đọc bài này mà chưa biết nó nói về cái gì: Tết này, tụi mình sẽ lại tổ chức một giải đấu giao hữu trên tenhou.net ! Bạn nào muốn tham gia mà chưa đăng kí thì hãy post đơn đăng kí tại đây: Đăng kí )

Trước tiên, mình sẽ nói sơ qua một chút về cách sử dụng phòng đặc biệt của giải đấu.

Người chơi vào phòng đấu bằng link này: http://tenhou.net/0/?C61125987
Sau khi vào phòng sẽ thấy hình ảnh như sau:





















Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2013

Bỏ quân hiệu quả (2)

Sau bài trước nói về thứ tự chơi các quân lẻ, bài này sẽ nói về các nhóm 2 quân.

Các nhóm 2 quân gồm có: đôi, penchan (12 hoặc 89), kanchan (nhóm quân thiếu 1 quân ở giữa, ví dụ 24, 35...) và ryanmen (2 quân liên tiếp không chứa 1/9, ví dụ 67, 34...)

Như ta đã biết thì luôn có 4 quân giống nhau vì thế nên khả năng tạo bộ của các nhóm bài trên sẽ theo thứ tự sau:
- Đôi: đã gồm 2 quân giống nhau rồi nên chỉ còn 2 quân còn lại nữa để tạo thành bộ ba. Chỉ có một đôi duy nhất không cần quân nào để tạo bộ. (chính là đôi cần thiết để tạo 4 bộ+1 đôi ấy)
- Penchan: còn 4 quân có thể hoàn thành. (ví dụ 12 man cần 1 trong 4 quân 3 man để tạo bộ 123 man)
- Kanchan: cũng còn 4 quân có thể hoàn thành.
- Ryanmen: có số quân hoàn thành cao nhất - tổng cộng là 8 quân.

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Phòng thủ - chống 1 riichi

(Xong giải giao hữu rồi, lại tiếp tục với mấy bài lí thuyết chán ngắt :( )

Trong đấu mạt chược, có nhiều tình huống mà phòng thủ là giải pháp tốt nhất. Và riichi từ các đối thủ là một trong số đó.

Và đầu tiên là bài học cơ bản nhất về phòng thủ - chống 1 riichi.

Khi một người chơi riichi mà bạn còn cách tenpai từ 2 quân trở lên thì tốt nhất là nên phòng thủ (chỉ trừ khi bạn đang bét khá xa mà thôi). Khi đã quyết định phòng thủ rồi, những quân có độ an toàn cao hơn cần được ưu tiên đánh trước.

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

JMJ Summer Tournament 2013: Danh sách, thể lệ, luật thi đấu (sơ bộ) và các hướng dẫn có liên quan

1. Danh sách thi đấu:

Vì đằng nào cũng khó có thể lên được đến 16 người nên BTC chốt danh sách 12 người luôn.

1. Bin (Tenhou: Bin.K / Facebook )
2. starfire (Tenhou: Kamikaze / Facebook / YM: ndthuy112 )
3. Phong (Tenhou: Phong / Facebook )
4. Chjhj (Tenhou: Farron / Facebook )
5. Gà (Tenhou: Wolfe hoặc Farkas / Facebook / YM: lynx.hydrae )
6. Khoai (Tenhou: Khoai / Facebook )
7. An (Tenhou: Karla / Facebook /YM: karla.huynh )
8. Mộc Lan (Tenhou: hayate97 / Facebook )
9. amaika (Tenhou: lrntdein / Facebook /YM: huongnguyen_92 )
10. PowerChaos (Tenhou: ANewbie1 / Facebook )
11. Meo (Tenhou: Meo / Facebook )
12. phuket (Tenhou: phuket / YM: phuket_92 )

Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2013

JMJ Summer Tournament 2013: Đăng kí

Để nâng cao phong trào mạt chược mới chớm nở thì các thành viên tương đối kì cựu quyết định tổ chức một giải đấu giao hữu online trên tenhou.net.

Chỉ vui là chính thôi chứ giải thưởng thì không có đâu :D, tuy vậy rất khuyến khích các bạn mới chơi tham gia để học hỏi và lấy thêm kinh nghiệm. Không phải ngại đâu vì ai cũng bắt đầu từ gà đi lên mà! Sau mỗi vòng đấu sẽ có phân tích và bình loạn nữa.

Đơn đăng kí bao gồm:
- Nick trên tenhou.net
- Facebook và/hoặc YM
- Giờ chơi thuận lợi nhất. Không biết tình hình mạng mẽo mọi người thế nào nhưng gần đây cuối tuần nói chung là mạng khá chậm và chơi tenhou rất hay bị rớt mạng nên nếu được thì nên tránh giờ đó ra.

Thành phần BTC: (Các bạn tốt nhất là nên add fb/ym ít nhất 1 trong số những người này)
- Kh.Bin: https://www.facebook.com/bin.k7
- Phong: https://www.facebook.com/QuachUyPhong
- starfire (mình): https://www.facebook.com/thuy.nguyen.507679 YM: ndthuy112

Mahjong VN fanpage: https://www.facebook.com/JapaneseMahjongVietnameseClub?fref=ts
Facebook của giải:https://www.facebook.com/events/486173104796284/486352138111714
Nhớ theo dõi facebook này vì đó sẽ là nơi post các thông tin chính thức về giải đấu.
Hướng dẫn sử dụng tenhou.net: http://www.mediafire.com/download/3cl90qlo3lx9scg (tuy nhiên khi giải chính thức bắt đầu sẽ hướng dẫn chơi tại phòng bí mật sau)

Các bạn đăng kí tại comment của post này và/hoặc post lên trang facebook, tốt nhất là cả hai.

Đăng kí từ nay đến 30/7, hoặc đến khi đủ 20 người.
Rất mong các bạn tích cực tham gia để có một giải đấu thành công!

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2013

Bỏ quân hiệu quả (1)

Mục tiêu tối thượng của một trận mạt chược là giành được chiến thắng; để làm được như vậy bạn cần phải hoàn thành bài mình nhanh nhất, nhiều nhất và với giá trị cao nhất có thể.
Bài giá trị cao hay không thì nhiều lúc tuỳ vào duyên số rồi, nhưng đánh làm sao để luôn có tốc độ tenpai và hoàn thành bài cao nhất không phải là chuyện thực sự dễ dàng.
Vì vậy sẽ có một loạt bài nhỏ nói về vấn đề này.

I. Giá trị (về mặt tốc độ) của các quân bài lẻ

Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013

Các loại quân trong phòng thủ

Trước hết phải nói rằng, không giống như Mihoko, người chơi bình thường không thể có bất cứ cách nào để đoán chính xác 100% bài của đối thủ cả. Hãy quên chuyện đoán xem đối thủ đang chờ quân gì đi! Việc phòng thủ chỉ là đánh ra những quân có độ an toàn cao, nhằm giảm thiểu tối đa khả năng dính Ron mà thôi.

(Bài này mình sẽ dùng một lượng kha khá thuật ngữ vì mấy cái đó không dịch ra được - bạn có thể xem qua "Một số thuật ngữ hay dùng")

Và cũng xin lỗi vì bài này toàn chữ, tuy vậy trong những bài phân tích trận đấu mình sẽ nhắc lại những vấn đề này sau, và khi đó thì chắc chắn sẽ có hình ảnh.

Thứ Ba, 4 tháng 6, 2013

Một số thuật ngữ hay dùng

Một số thuật ngữ hay dùng trong bình luận (nghe trong Saki ấy) hoặc các hướng dẫn về mạt chược trên mức cơ bản một chút.

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

Tầm quan trọng của phòng thủ

Trong mạt chược, đặc biệt là mạt chược Nhật Bản, ngoài việc cố gắng hoàn thành bài thì việc phòng thủ (nghĩa là tránh rơi vào bài của người chơi khác) cũng quan trọng không kém.

Vì sao lại như vậy?

Hãy nhìn lại vào quy tắc tính điểm của trò chơi. Nếu có một người chơi thắng bằng tsumo, thì cả ba người chơi còn lại cùng mất điểm. Nhưng nếu bạn dính Ron thì sao? Thật đáng buồn là khi đó chỉ có một mình bạn phải è cổ ra trả cả một số điểm lớn mà thôi.

Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2013

Tóm tắt về gọi quân: Pon, Chi và Kan!

Đây có lẽ sẽ là phần cuối cùng của series Hướng dẫn mạt chược cơ bản.
Mình tạm chia các hành động gọi quân làm 2 nhóm:
- Pon và Chi: lấy quân của người khác để tạo bộ cho mình, với mục đích là tăng tốc độ hoàn thành bài.
- Kan: không có mục đích tăng tốc độ mà tăng giá trị của bài.

Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013

Yaku (phần 2)

Bài này sẽ tiếp tục nói về các Yaku còn lại.
Một lần nữa nhắc lại rằng trên hình vẽ không phân biệt bài kín hay mở, nếu trong trường hợp nào đó có bộ bắt buộc phải kín thì mình sẽ nhắc đến điều đó.

I. Các Yaku hay xuất hiện khác

1. Iipeiko

Giá trị: 1 han (kín)





Bài có 2 Shuntsu giống nhau (345 man trong hình)

2. Sanshoku doujun (gọi tắt Sanshoku)

Giá trị: 2 han (kín)/ 1 han (mở)





Bài có 3 Shuntsu giống số của ba chất khác nhau (123 man, 123 pin, 123 sou trong hình)

Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

Một số điều cần biết trong luật chơi

Bài này sẽ giới thiệu một số điều quan trọng trong luật chơi: Dora, Furiten, ván hoà và Honba.

A. Dora
1. Dora là gì?

Dora là quân bài thưởng, được quy định qua những quân chỉ điểm dora. Dora được xác định là quân kế tiếp chỉ điểm dora trong bộ bài.
Ví dụ:
- Nếu chỉ điểm dora là 4-man thì dora sẽ là 5-man.
- Nếu chỉ điểm dora là 9-pin thì dora sẽ là 1-pin.
- Nếu chỉ điểm dora là Ton (gió Đông) thì dora là Nan (gió Nam) (theo thứ tự Đông => Nam => Tây => Bắc => Đông).
- Nếu chỉ điểm dora là Chun thì dora là Haku (thứ tự: Haku => Hatsu => Chun => Haku).
Mỗi dora có giá trị 1 han.
Nếu dora được xác định qua x chỉ điểm dora giống nhau thì nó có giá trị x han.

Ngoài ra còn có dora đỏ, thường là 1-2 quân 5 của mỗi chất, và cũng tăng thêm 1 han cho bài.

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

Yaku (phần 1)

Yaku là các điều kiện của trò chơi mà nếu hoàn thành nó, bạn sẽ được thêm điểm, lớn nhỏ khác nhau tuỳ theo từng Yaku.
Bạn cũng cần phải có ít nhất 1 Yaku (cùng với việc hoàn thành bài 4 bộ 1 đôi, trừ 2 ngoại lệ) mới đủ điều kiện chiến thắng.

Trước khi xem các Yaku, các bạn cần nhớ rằng việc bài kín hay mở có ảnh hưởng lớn đến việc hoàn thành cũng như giá trị các Yaku.
Bài mở nghĩa là bạn đã gọi Pon/Chi/Kan mở. Bài kín là ngược lại, bạn không gọi quân của đối thủ. (Lưu ý nếu bài bạn kín, chiến thắng bằng Ron thì vẫn được coi là bài kín nhé. Kan kín cũng không ảnh hưởng đến việc bài kín hay mở.)
Một số Yaku chỉ được coi là hợp lệ khi bài bạn kín. Một số Yaku nữa giảm giá trị khi bài bạn mở.

Giá trị các Yaku được tính theo han. Nó là gì thì các bạn xem anime có lẽ đã biết, và mình cũng sẽ viết bài về cách tính điểm sau.

(Trong các hình minh hoạ mình cứ xếp bài liền nhau mà không quan tâm bộ đó là mở (tạo từ quân của người khác) hay là kín. Nếu chỗ nào bắt buộc bộ phải kín thì mình sẽ nhắc đến điều đó)

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013

Lời nói đầu

Vâng, khỏi dài dòng,  xin giới thiệu, đây là blog về mạt chược Nhật Bản đầu tiên bằng tiếng Việt.

Ôi, mạt chược ư?
- Toàn tiếng Tàu nhìn rối mắt lắm :(
- Luật gì mà dài thế, nản @@
- Làm gì thấy ai chơi đâu, ra tiếp tục manga/anime/game v.v...cho lành.

Thực sự cũng giống như đa số người đã/đang/sẽ biết chơi mạt chược Nhật ở Việt Nam, mình cũng chỉ biết đến môn này qua manga/anime Saki, rồi từ đó tò mò và tìm hiểu về nó. Dĩ nhiên, ban đầu không thể tránh khỏi khó khăn, vì một chữ tiếng Nhật mình cũng không biết, và chẳng có ai để mà chỉ bảo hướng dẫn luôn. Nhưng đến giờ mình đã chơi được hơn 1 năm, và có thể tự tin kết luận rằng: Mạt chược là một môn chơi vô cùng trí tuệ, quyến rũ và đã chơi là chỉ có nghiện mà thôi :D. Hãy thử một lần và bạn sẽ không thấy hối tiếc đâu.

Hơn nữa, những ai may mắn theo dõi blog này sẽ không còn phải khổ sở mò mẫm nữa - Blog này được lập ra nhằm hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm Mạt chược Nhật Bản, với hi vọng sẽ cuốn hút được thêm thật nhiều người đến với trò chơi có một không hai này.