Thứ Tư, 29 tháng 6, 2022

Riichi cơ bản (3): Cơ bản về Riichi chờ xấu

1. Riichi chờ xấu lợi hay hại?

Hồi xưa thì người ta rất ghét Riichi chờ xấu. Về sau, khi mà xác suất thống kê bắt đầu được áp dụng trong mạt chược, Riichi chờ xấu được chứng minh là có lợi và trở nên phổ biến.

Nhưng rõ ràng, khi ta Riichi một bài chờ xấu thì sẽ có cảm giác bất an so với khi chờ đẹp. Nếu như với bài chờ đẹp ta không cần chú ý nhiều các mặt trái của Riichi thì với chờ xấu:

- Nhiều trường hợp có thể cải thiện bài. Về mặt chờ có thể cải thiện lên chờ đẹp. Về mặt giá trị, cũng dễ cải thiện hơn vì khả năng bốc được quân cải thiện trước quân thắng cao hơn so với khi chờ đẹp. Ta cũng có lựa chọn phá nhóm xấu, bỏ tenpai để tăng tối đa khả năng cải thiện nữa, thậm chí lựa chọn này phổ biến hơn so với dama chờ.

- Về mặt phòng thủ, vì tỉ lệ thắng của mình giảm nên khả năng có đối thủ Riichi đuổi trước khi mình thắng tăng. Khi có đối thủ Riichi đuổi, mình đang chờ xấu thì cũng sẽ bị thất thế khi solo Riichi.

- Khi ta đã có yaku, tỉ lệ thắng khi dama chờ xấu khác hẳn so với Riichi chờ xấu.

Tuy nhiên trong đa số trường hợp có thế chủ động, Riichi sẽ có lợi hơn so với dama. Thế chủ động là hết sức quan trọng trong mạt chược hiện đại. Xin được nhắc lại một lần nữa, khi có đối thủ Riichi, để mà thắng được thì chúng ta cần vượt qua các trở ngại sau:

- Nếu vẫn đang 1 shanten, phải đánh qua quân cần đánh lượt này, các quân bốc được, và 1 quân nữa khi tenpai

- Người đã Riichi không thắng cho đến khi bạn tenpai

- Solo Riichi thắng

Ta Riichi chờ xấu thì chỉ có ta biết là xấu thôi, còn với đối thủ thì họ chỉ biết là phải vượt qua các trở ngại trên. Vì thế nên ta cũng cần phải có lí do để quyết định dama.

So với chờ đẹp dễ thắng và khó cải thiện bài, chờ xấu thắng chậm hơn và có nhiều yếu tố liên quan đến chất lượng chờ cụ thể, khả năng cải thiện bài và tiềm năng phòng thủ cũng như khả năng mình phải phòng thủ trong tương lai. Quyết định Riichi hay dama là sự tổng hợp của nhiều yếu tố chứ nhiều khi không rõ ràng như trong trường hợp chờ đẹp.

2. Phân loại chờ xấu đơn giản

Ryanmen và Tanki nhiều mặt gọi là chờ đẹp, còn lại Kanchan, Penchan và Shanpon hay Tanki thường đều gọi là chờ xấu. Vậy dĩ nhiên là trong chờ xấu cũng có nhiều kiểu chờ xấu khác nhau với mức độ dễ thắng khác nhau.

- Shanpon hay Tanki chờ rồng gió rõ ràng là rất có lợi. Khi Riichi, nhiều khi những quân này còn dễ ra hơn so với dama. Khả năng lên chờ đẹp không có hoặc kém, nếu là Shanpon 3m/Haku chẳng hạn thì đúng là có thể bốc lên 24m chờ đẹp, nhưng tỉ lệ thắng không cao hơn Shanpon nhiều, và mất 1 han từ Haku.

- Shanpon hay Tanki 19 cũng khá tốt, nếu chờ suji thì tốt hẳn rồi nhưng trường hợp không suji, đối thủ cũng nhiều khi đánh lúc hết quân an toàn hơn hoặc đẩy cố. Khả năng lên chờ đẹp cũng không có hoặc kém.

- Shanpon, Kanchan, Tanki 2 hoặc 8 có thể nói là khá. Khả năng lên chờ đẹp là có nhưng thường không đủ để bù lại lợi ích của Riichi và thắng luôn. Với Kanchan 2 (tức là mình có 13) chẳng hạn, để lên chờ đẹp thì mình chỉ có thể bốc 4, trong khi đó khả năng thắng khi mình giữ chờ 2 cũng không tệ. Nếu mình chờ suji thì có thể nói là khá tự tin.

- Chờ xấu các quân từ 3 đến 7 thường khó thắng. Một là khi mình Riichi các quân này khó ra, hai là các quân này vốn dễ sử dụng và khó bị thừa ra kể cả khi đối thủ tấn công. Penchan hay Kanchan 3 hoặc 7 thì khó cải thiện chờ, kể cả Kanchan 4 5 6 cũng chỉ có 2 loại quân cải thiện mà thôi, nhưng có nhiều trường hợp khả năng cải thiện lên chờ đẹp tốt, thường là các trường hợp shanpon và/hoặc nhóm xấu dính với bộ khác. Ví dụ như mình chờ Shanpon 3m/4s thì có thể chờ 24m35s để lên chờ đẹp, nếu có bộ gần với quân chờ (ví dụ 33456m44s) thì số quân cải thiện còn cao hơn. Có kha khá trường hợp ta nhắm đến cải thiện thay vì Riichi luôn. Khi chờ suji thì dễ thắng hơn nhưng nhiều khi cũng không dễ thắng lắm.

3. Lượt và quyết định Riichi bài xấu

- Lượt sớm: Khả năng cải thiện cao hơn, nhưng ngược lại khi mình Riichi thì khả năng đối thủ bắt kịp được mình để Riichi đuổi sẽ thấp hơn.

- Lượt muộn: Chờ cải thiện ít khả thi, nhưng khả năng đối thủ gần tenpai và Riichi đuổi lại tăng.

Sớm hay muộn đều có yếu tố ủng hộ và chống lại Riichi. Nên ta cũng phải xét từng trường hợp.

Ví dụ lượt sớm thì khả năng cải thiện cao hơn thật đấy, nhưng nếu bài chẳng có mấy quân có thể cải thiện, thì tại sao lại không Riichi luôn để ép đối thủ? Ngược lại, lượt sớm mà khả năng cải thiện mạnh thì rõ ràng nên ưu tiên cải thiện.

Hay là đến lượt muộn thì còn ít lượt nên cải thiện thường không kịp, nếu đã kì vọng thì hãy kì vọng Riichi và thắng luôn. Nhưng vào tình huống mà mình không muốn bị Ron một chút nào chẳng hạn, thì lúc này đối với mình Riichi không có lợi nữa.

4. Ảnh hưởng của giá trị đến quyết định Riichi bài xấu

Bảng: Gợi ý quyết định Riichi chờ xấu khi có thế chủ động dựa vào giá trị

- Tránh Riichi (cần có lí do để Riichi)

Tình huống Riichi chay chờ xấu có thể nói là tình huống tenpai tệ nhất ("Riichi chay chờ xấu" ở đây chỉ là cách gọi tên bài kiểu này thôi chứ không phải là bài này sẽ Riichi). Tệ đến mức mà trong lí thuyết xây bài hiện đại người ta cố tránh tối đa việc khi tenpai thì bài vừa chờ xấu vừa không có thêm han nào. Chỉ cần có thêm 1 dora thôi, khi Riichi được +2 han là sẽ có bài đủ lớn, còn trường hợp Riichi chay thì không lên bài to nổi. Nếu chờ đẹp thì có quyền hi vọng thắng để đối thủ không thắng được, nhưng chờ xấu thì rất nhiều trường hợp địch Riichi đuổi mà ta kẹt với bài vừa chờ xấu vừa nhỏ. Vì vậy nên bài kiểu này rất khó để Riichi. Các yếu tố sau có thể giúp chúng ta cân nhắc Riichi:

+ Chờ xấu đủ tốt và khó cải thiện (chờ kanchan 28 hoặc tốt hơn; những thứ như Shanpon 2 đôi đều gió hoặc 19 chẳng hạn, hay chờ suji thì tự tin)

+ Lượt còn sớm (dòng 1). Nhưng nếu khả năng cải thiện đủ tốt thì vẫn ưu tiên cải thiện.

+ Làm cái. Không ai thích liều với Riichi cái nên Riichi sẽ giúp mình ngăn cản đối thủ. Khả năng mình bị đuổi và rơi vào thế bất lợi sẽ thấp hơn.

Với bài dama 50 fu 3 han có yaku, tương tự như đã nói ở phần chờ đẹp, 6400 không kém 8000 nhiều, khi Riichi được +2 han thì vẫn chỉ là mangan, khi chờ xấu hãy dama để tăng tỉ lệ thắng.

Với mangan đã có yaku, giá trị đủ to rồi nên khi chờ xấu cũng nên dama để tăng tỉ lệ thắng, thay vì tìm cơ hội lên haneman như trường hợp chờ đẹp. Cao hơn nữa thì khỏi phải nói. Với các tình huống dama khi giá trị cao này, có thể cân nhắc Riichi khi bạn cho rằng Riichi làm quân thắng dễ ra hơn, ví dụ như chờ rồng gió, suji chẳng hạn, hoặc khi suuankou tenpai chờ shanpon ta muốn tsumo chứ không phải ron.

- Nên Riichi

Khi giá trị bài lớn mà mình chưa có yaku, lúc này mình rất cần yaku để chiến thắng. Khi có từ 2 dora trở lên, Riichi mà thắng được thì sẽ ghi được nhiều điểm. Cần có lí do rõ ràng để không Riichi, như là chờ khó ra khi Riichi + rất dễ cải thiện + cần thủ trong tương lai chẳng hạn.

- Riichi có lợi nhưng quyết định có thể bị thay đổi bởi các yếu tố khác

Quyết định Riichi với những bài ở khoản này nhiều khi rất đau đầu, kể cả với những người chơi kinh nghiệm nhất.

"Riichi chờ xấu 2600 có lợi" có lẽ là một trong những phát hiện đánh dấu sự bắt đầu của kỉ nguyên mạt chược hiện đại. Chỉ cần có thêm 1 dora hoặc 1 yaku 1 han thôi, là đã khác hẳn so với trường hợp Riichi chay rồi. Riichi chay về cơ bản không thể lên bài to được. Riichi +1 khi Ron không có gì thêm là 2600, không thể nói là lớn nhưng vẫn là điểm. Khi Tsumo là lên 4000 điểm rồi. Và chỉ cần thêm 1 ura sẽ có 5200 khi Ron và mangan khi tsumo.

Quả thật ta có quyền mơ về thắng với 1 ura khi Riichi +1 chờ xấu, thế nhưng trong nhiều trường hợp ta vẫn phải nghĩ về bài này đúng như thực tại: chờ xấu 2600 điểm. Khi có người Riichi đuổi thì có thể nói là mình rơi vào thế bất lợi. Riichi +1 chờ xấu có giá trị trung bình kém hơn Riichi chay chờ đẹp.

Nếu có các yếu tố sau (thường là có ít nhất 1-2) thì hãy tin tưởng vào việc Riichi chờ xấu 2600 có lợi rõ rệt:

+ Làm cái. Chẳng ai muốn cương với Riichi cái cả. Nhà cái Riichi +1 thôi, không thêm gì thì khi Ron đã là 3900, Tsumo là 6000, còn thêm 1 ura nữa thì khỏi phải bàn. Cứ cho là thỉnh thoảng có thể bị Riichi đuổi và dính ron đi, thì đằng nào để đối thủ tsumo mình cũng mất nhiều điểm mà.

+ Chờ 2 8 hoặc tốt hơn. Nếu chờ 4 5 6 thì có thể nói là khó thắng nhưng cũng không thể chỉ quyết định dama dựa vào yếu tố này. Chờ rồng gió thì không cần phải nghĩ nhiều.

+ Lượt: Dòng 1 đến đầu dòng 2. Cuối dòng 2 nếu không thấy mối đe dọa nào thì cũng vẫn Riichi được.

+ Tình huống điểm mà nếu bạn thắng thì có ích, còn nếu bạn dính Ron thì cũng chưa phải thảm họa. Thảm họa là thế nào, chẳng hạn khi đánh Tenhou, ở Nam 3, bạn đang nhì, nhưng nếu bị Ron thì sẽ xuống bét chẳng hạn. Còn thế nào là thắng không có ích, chẳng hạn như Nam 3 bạn đang dẫn điểm đủ lớn rồi chẳng hạn. Chúng ta sẽ phải vẽ ra các ranh giới trong quá trình chơi và học hỏi.

+ Khả năng cải thiện thấp. Thế nào là khả năng cải thiện cao/thấp thì sẽ phải nói cụ thể hơn ở một bài sau. Với bài ở tầm này luôn luôn phải tự hỏi cải thiện có đáng để bỏ qua Riichi không.

Ngoài ra, 1 dora không yaku thì không Riichi không thắng được. Nhưng nếu là yaku 1 han, bạn không có vấn đề gì với thắng chỉ 1300 thì dama là một lựa chọn. Khi bài bạn có khả năng thủ và bạn muốn thủ về sau thì có thể dama bài Riichi +1 chờ xấu, lúc này thì có yaku vẫn dễ dama hơn không yaku.

Với bài Riichi +2, dù có sẵn yaku rồi thì Riichi sẽ cho chúng ta 1 han rất quan trọng để lên 5200 ron/mangan tsumo. Dama ron thì chỉ 2600, vậy Riichi rất có ích về mặt giá trị ở đây, tình huống này Riichi dễ hơn tình huống Riichi +1. Dama sẽ là một lựa chọn nếu bài có khả năng cải thiện cao, hay cần phòng thủ trong tương lai, hay là bạn không cần phải thắng to. Nhưng quả thật, giá trị của Riichi +2 khác hẳn với 2 han dama.

- Dama nhiều hơn nhưng có thể Riichi trong một số trường hợp

40 fu 3 han giá trị khá tốt rồi, Riichi bài xấu giúp ta chiếm thế chủ động nhưng lại làm giảm tỉ lệ thắng. Với luật chơi ưu tiên lấy nhất thì Riichi mở ra cơ hội ghi được chiến thắng quyết định, nhưng khi ta chơi online thì ít cảm thấy muốn giảm tỉ lệ ăn 5200 hơn, và đằng nào tsumo vẫn mangan.

Nếu lượt sớm, chờ đủ tốt (2 8 hoặc tốt hơn) và khả năng cải thiện thấp, cân nhắc Riichi. Chờ 4 5 6 hay đến giữa dòng 2 rồi, khó thắng nên hãy dama.

Ví dụ:

1. 

=> Chờ xấu penchan 7 không phải là kiểu chờ tự tin lắm nhưng khả năng cải thiện của bài này kém.

Nếu như là cái, ở dòng 1 thì nên Riichi. Không có khả năng cải thiện, ngồi dama thì quá thụ động, nên Riichi ép đối phương thủ. Đến giữa dòng 2 mà bạn thấy không có nguy hiểm gì thì vẫn có thể Riichi.

Nếu là nhà con, dòng 1 thường vẫn Riichi được. Sang đến dòng 2 thì khó. Nếu đến vòng Nam nhất là chơi online thì cũng khó, vì đến vòng Nam vị trí thường phân định rõ hơn rồi, nên rất kị trường hợp mình Riichi rồi bị bét Riichi đuổi, dính Ron thì mình mất vị trí. Khi vị trí đang phân định rõ rồi thì thật ra sau khi thắng Riichi nhỏ này khoảng cách cũng không thay đổi nhiều.

Tuy nhiên khi xây bài chúng ta cũng nên cố gắng tránh rơi vào trường hợp này ở dòng 2. Dòng 1 thì quá sớm nên nhiều khi bốc thế nào thành ra thế ấy thôi.

Nếu như ở trường hợp này thay 89s bằng 79s thì quyết định Riichi dễ hơn một chút.

2. 

=> Giả sử lượt 9 hoặc sớm hơn. Trường hợp Riichi chay chờ xấu này đánh 98s lợi hơn. Có thể thêm Tanyao, Pinfu cũng như chờ đẹp hơn. Ở đây sẽ là sai lầm nếu như lượt trước bạn có 4s hoặc 5s chẳng hạn mà lại đánh đi. 

Ở đây có 2 phương án có thể áp dụng: đánh 4p hoặc 98s. Ở lượt sớm thì ta thường đánh 98s còn muộn đến dòng 2 rồi thì đánh 4p để khi bốc 7s vẫn có Pinfu tenpai. Cái này thuộc về phần xây bài và chúng ta sẽ còn bàn lại sau.

3.

=> Riichi +1. Nói chung với bài này nếu không thấy đối thủ có vấn đề gì hoặc vấn đề nhỏ thì mạnh dạn Riichi thôi. Cũng không có gì xứng đáng để chờ cải thiện cả. Chờ kanchan 2 cũng là kiểu chờ xấu dạng khá. Đa số trường hợp Riichi +1 bài sẽ kiểu kiểu như thế này, số trường hợp cải thiện được thật ra không quá nhiều.

Nếu đổi 13m thành 35m thì thật ra cũng chẳng có vấn đề gì với Riichi cả, ít nhất cho đến giữa dòng 2. Dama chờ bốc 2m hoặc 6m là tạo cơ hội cho đối thủ.

Nhìn lại ví dụ 2, nếu ở ví dụ này có 1 dora thì cũng thành bài Riichi +1 chờ xấu có khả năng cải thiện kém. Ta chỉ cố cải thiện khi bị rơi vào tình huống Riichi chay mà thôi, nếu có 1 dora thì hãy Riichi.

4.

=> Dama là lựa chọn mặc định (đánh 3m hay 4s tuỳ tình huống). Chiitoi nói riêng và bài chờ Tanki nói chung có khả năng cải thiện chờ tốt. Bốc được rồng gió, 19, ít nhất là 28 thì tỉ lệ thắng cao hơn nhiều, dễ Riichi hơn. Khi mà hết các quân này để mà bốc được rồi thì thường cũng lượt muộn rồi, lúc này Riichi nhiều khi cũng mạo hiểm.

5.

=> Riichi lợi hơn rõ ràng. Haku, 1 dora, Dama 2600, Riichi tsumo là mangan, cái lợi của Riichi quá lớn. Khả năng cải thiện của kanchan 3m thấp và không đáng đánh đổi sức mạnh tức thì của Riichi.

Nếu bốc 9s, Riichi vẫn là lựa chọn tối ưu. Riichi +1 không yaku và không có phương án cải thiện tốt.

Nếu bốc 3m, Riichi chờ shanpon 9s/Haku rất mạnh.

Nếu trong vấn đề ban đầu thay 24m thành 46m, vẫn Riichi, khả năng cải thiện ở đây vẫn không đủ để vượt qua sức mạnh của Riichi. Sẽ nói thêm về vấn đề này sau.

6.

=> Nếu dama thì 5200. Bài này chờ penchan 3m không đẹp lắm nhưng lại không thể cải thiện được.

Ở dòng 1, Riichi không tệ, xuống đến dòng 2 thì khó thắng nên thường dama hơn.

Nếu Dora là 5s, dama.

7.

=> Mangan khi dama nhưng chờ thế này dễ ra khi mình Riichi. Đặc biệt khi đối thủ chơi bài mở, hết quân thủ chắc chắn thì sẽ đánh đến rồng gió, nhất là tanyao mở khi bốc được những quân này thì rất dễ đánh. Nên Riichi nhiều hơn là dama.

Tóm lại:

- Riichi chờ xấu dễ cải thiện hơn và nhiều nguy cơ hơn Riichi chờ đẹp, nhưng sức mạnh của Riichi rất lớn nên đa số trường hợp vẫn Riichi.

- Quyết định Riichi chờ xấu phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong bài này ta đã bàn đến chất lượng chờ, lượt và giá trị, cũng như một chút về khả năng cải thiện.

Bài sau chúng ta sẽ nói kĩ hơn về khả năng cải thiện khi tenpai chờ xấu.

Mục lục

Thứ Tư, 15 tháng 6, 2022

Riichi cơ bản (2): Chờ đẹp là bạn của Riichi

Ta hãy thử nhắc lại những thứ được cho là mặt trái của Riichi: 

- Không thay đổi bài được nên không cải thiện bài cho mạnh hơn được

- Cũng vì không thay đổi bài được nên không phòng thủ được, bốc được quân nguy hiểm phải đánh

- Mất 1000 điểm

- Giảm tỉ lệ thắng (khi đã có sẵn yaku)

Khi ta có thế chủ động và Riichi chờ đẹp (định nghĩa chờ đẹp là ryanmen hoặc tanki nhiều mặt) thì những mặt trái này không quan trọng.

- Bài chờ đẹp có khả năng cải thiện thấp. Về mặt chờ, đã chờ đẹp rồi thì không cải thiện được nữa. Còn về mặt cải thiện giá trị với bài chờ đẹp thì sẽ có vấn đề rất lớn, đó là: Có rất nhiều khả năng quân chiến thắng sẽ xuất hiện trước quân cải thiện. Bản thân Riichi đã gần với 2 han rồi, vậy thì thật sự cái cải thiện giá trị mà bạn đang muốn có cần thiết không?

Ví dụ:

Bốc 5m có thể có sanshoku, nhưng ta hãy so sánh Riichi và đợi trong tình huống này.

+ Riichi: ít nhất 3900 Ron, nếu Tsumo là 5200. Với chờ đẹp thì cơ hội Ippatsu là gần 20%, còn cơ hội Ura dora trung bình là 30% (phụ thuộc vào bài có bao nhiêu quân khác nhau). Cứ cho là có khoảng 40-45% cơ hội lên được mangan. Giá trị trung bình của bài Riichi ở tầm giá trị này gấp khoảng 3 lần so với damaten tức là khoảng 6000.

+ Dama chờ: có 4 quân 5m có thể có thêm Sanshoku, nếu bốc được thì lúc này dama là mangan, riichi + tsumo/ura là haneman. Tuy nhiên trường hợp này chỉ có thể xảy ra nếu bạn bốc được 1 trong số 4 quân 5m, không những thế phải bốc được 5m trước khi bốc được 1 trong số 8 quân chiến thắng 69m. So với 40-45% cơ hội có mangan khi Riichi luôn thì rõ ràng khả năng này nhỏ hơn.

Đó là nói đến khả năng tạo bài to, nhưng quan trọng hơn là Riichi vượt trội hơn hẳn khi cái bài to đó không đến. Khi ta Riichi thì rõ ràng chiếm được thế chủ động luôn và có thể thắng luôn với giá trị trung bình 6000. Còn khi ta Dama chờ thì đối thủ vẫn có thể xây bài và khi họ đánh 69m mà ta Ron thì...2000. Nếu bạn có gan bỏ qua Ron này, khi bốc được 69m thì...2700. Quân thắng dễ ra trước quân cải thiện giá trị làm cho việc chờ cải thiện với bài chờ đẹp thường biến thành thảm họa.

- Ta đâu có cần phải lo vấn đề không thủ được khi vừa có thế chủ động, vừa chờ đẹp. Đối thủ rất khó có thể thoải mái xây bài khi mà người khác đã Riichi trước, và nếu họ dám cũng phải vượt qua đống trở ngại sau:

+ Phải đánh quân nguy hiểm, không chỉ trong 1 lượt hiện tại mà có thể phải vài lượt. Nếu mình Ron trước là hết phim, và mình còn đang chờ đẹp.

+ Ta bốc được quân thắng là hết phim. Một lần nữa, ta đang chờ đẹp.

+ Kể cả khi họ đến tenpai và Riichi, lúc này mới chỉ là solo Riichi mà thôi. Ta đang chờ đẹp nên có lợi thế.

Trong trường hợp này, ta không Riichi mới dễ tạo ra tình huống địch tenpai rồi ta khó phòng thủ.

- Mất 1000 điểm cũng không quan trọng, 1000 điểm này giúp hạn chế các đối thủ của bạn và khi ta thắng được thì cũng đâu có mất phải không nào?

- Giảm tỉ lệ thắng sẽ không quan trọng lắm, vì ta chờ đẹp nên dù gì cũng dễ thắng thôi, giá trị bài tăng với Riichi và khi giảm tỉ lệ Ron thì cũng tăng tỉ lệ thắng bằng Tsumo và được thêm yaku Tsumo, quá đủ để bù lại rồi. Đến ván hoà ta cũng sẽ ghi được điểm nếu đối thủ noten, không kém nhiều so với thắng bài nhỏ/trung bình. Nhưng khi bài to thì cái hại của giảm tỉ lệ thắng sẽ cao hơn. Dĩ nhiên là chỉ có sẵn yaku rồi thì tỉ lệ thắng mới giảm mà thôi!

Chỉ có mặt giảm tỉ lệ thắng là có vẻ ảnh hưởng lớn nhất, vì vậy, ta có thể phân định quyết định Riichi hay không với bài chờ đẹp dựa theo giá trị như sau:

Bảng: Quyết định Riichi khi chờ đẹp dựa vào giá trị

+ Phải Riichi:

Khi Riichi +n với n to mà không có yaku khác thì rõ ràng là cần Riichi, nếu không thì không thắng được.

Những bài giá trị trung bình từ Riichi +1 đến Riichi pinfu +2 thì khả năng tăng giá trị của Riichi rất quan trọng. Với Riichi +2 và Riichi pinfu +2, Riichi cho ta 1 han rất quan trọng để lên bài to. Kể cả với bài chỉ Riichi +1 hay Riichi pinfu +1, lúc Riichi được +2 han thì từ bài chỉ 1300 hay 2000 ta sẽ có bài trung bình-to.

+ Nên Riichi:

Với bài dama 40 fu 3 han có yaku, dama là 5200 ron/8000 tsumo. Riichi là 8000 ron, nếu tsumo thì cũng 8000 và có ippatsu hoặc ura thì 12000. Vì chờ đẹp nên vẫn có nhiều cơ hội để thắng nên lựa chọn mặc định vẫn là Riichi.

Với pinfu +0, dama 1000, Riichi ron là 2000. Giá trị trung bình tăng gấp 3 nên là khoảng 3000, nếu có ura là 3900, không tệ nhưng không phải là "bài to". Nhưng tăng điểm thì rõ ràng vẫn là tăng, và Riichi còn giúp ta chiếm thế chủ động nữa, nếu rùa có thể Ippatsu + Ura chẳng hạn nên Riichi vẫn là mặc định.

Với Riichi chay, nói chung là bài không to được, nhưng không Riichi thì ta không thể thắng. Ta thắng được hoặc ép đối thủ phòng thủ thì đối thủ sẽ không thắng được, giá trị của chiến thắng không chỉ ở điểm ghi được mà còn ở điểm đối thủ không ghi được. Rõ ràng vẫn nên chiếm thế chủ động khi bài chờ đẹp. Trừ bản thân ra thì ai mà biết được Riichi của ta thật sự to hay nhỏ đâu.

+ 50-50

Với bài mangan sẵn thì:

+/ Dama: tăng tỉ lệ thắng

+/ Riichi: chiếm thế chủ động, có thể haneman, nhưng giảm tỉ lệ thắng

4000 điểm cộng thêm từ mangan lên haneman không phải là nhỏ. Nói là tăng tỉ lệ thắng, nhưng chắc gì khi dama quân thắng đã ra, và chắc gì khi Riichi đã không ra. 

Chuyện tăng tỉ lệ thắng sẽ quan trọng trong trường hợp: 

+/ Nếu dama quân thắng sẽ thực sự dễ ra hơn hẳn so với Riichi. Đó là trường hợp mà bạn xét thấy các đối thủ không cần quân thắng của mình. Lúc này nếu họ bốc được quân đấy khi ta dama thì họ rất dễ đánh còn lúc ta Riichi thì rất có thể họ sẽ thủ. Ví dụ như bạn thấy 2 đối thủ đã đánh quân thắng của bạn trước đó rồi, hoặc một số trường hợp bạn chờ 9 mà thấy 8 xuất hiện nhiều rồi chẳng hạn.

+/ Nếu lượt đủ muộn, đối thủ dễ phòng thủ hơn, cơ hội để Tsumo cũng giảm. Có thể lấy mốc là lượt 9 để quyết định Dama.

+ Nên dama

Bài 50 fu 3 han (nếu đã có yaku) thì dama 6400, không kém nhiều so với Riichi 8000. Nếu Riichi, dù có được +2 han thì vẫn chỉ là mangan, ngoài ra những bài fu cao thế này là những bài nhiều bộ 3/4 quân giống nhau, khó có ura. Nếu thấy sớm và dễ thắng thì vẫn có thể Riichi nhưng dama lợi hơn.

Haneman to rồi nên không nên giảm tỉ lệ thắng. Nếu đủ sớm và chờ 3 mặt chẳng hạn thì có thể riichi. 

Ví dụ:

1.

=> Nếu không có mối đe dọa nào, hãy cứ Riichi. Riichi chay nhưng biết làm gì để cải thiện nữa bây giờ?

2. 

=> Pinfu 1 dora phải Riichi. Không có lí do gì phải buồn khi không bốc được 9s như ý cả. Riichi pinfu 1 dora trung bình 6000 điểm, nhiều cơ hội mangan.

3.

=> Pinfu Ittsuu 1 dora, dama là mangan, Riichi + Tsumo hoặc ura là haneman. Nếu ở dòng 1, vòng Đông, tình huống điểm cân bằng, chưa ai ra quân thắng của mình thì Riichi là lựa chọn tốt hơn dama. Nếu 2 người đã đánh quân thắng của mình rồi, họ sẽ dễ đánh tiếp khi mình dama, hãy dama để tăng tỉ lệ thắng. Lượt 10 thì thường dama thay vì Riichi. 

4.

=> Bốc 1m thành bài chỉ có Pinfu. Riichi Pinfu thường không được bài to, nhưng vẫn nên Riichi. Hãy chiếm lấy thế chủ động luôn thay vì ngồi đợi bằng được 4m chẳng hạn. Kể cả trường hợp có quân cải thiện lên Sanshoku đi chăng nữa, thời gian ta dama là thời gian đối thủ thoải mái làm gì thì làm, quân thắng ra khi ta dama thì bài quá bé. Riichi được trung bình 3000 điểm, thêm 1 ura được 3900 khi ron và 5200 nếu tsumo cũng không thể nói là tệ.

5.

=> Chắc chắn Haneman. Dama để tăng tỉ lệ thắng.

Tóm lại: 

- Riichi khi chờ đẹp và có thế chủ động mang đến lợi thế rất lớn. Các mặt trái của Riichi được hạn chế tối đa khi ta chờ đẹp. 

- Bài giá trị trung bình là dễ Riichi nhất vì khi Riichi thì lên to. Bài thấp cũng nên Riichi vì vẫn tăng điểm và chiếm thế chủ động khi mà đang chờ đẹp, dễ thắng. Bài to thì Riichi sẽ có hạn chế giảm tỉ lệ thắng.

Khi có thế chủ động thì tốt thế rồi, nhưng cả khi đã có đối thủ Riichi trước rồi mà mình tenpai chờ đẹp, thì Riichi đuổi vẫn là đúng trong đa số trường hợp. Phần này sẽ được nhắc lại về sau.

Tiếp theo sẽ là phần Riichi chờ xấu, chờ xấu thì đương nhiên là không phải lúc nào cũng xuôi chèo mát mái như khi chờ đẹp. Phần này ngày xưa thật ra tôi vốn không đủ trình độ để viết, hi vọng lần này sản phẩm sẽ chất lượng hơn!

Mục lục

Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2022

Riichi cơ bản (1): Sức mạnh của Riichi

(Giới thiệu lại)

Cũng đã khá lâu kể từ lần cuối cùng có nội dung chuyên môn được post trên blog này. Lâu vậy rồi nên trình độ bây giờ dù chưa đủ để làm top player hay gì nhưng cũng đủ để hiểu được nhiều điều mà hồi xưa chỉ dịch, viết đại hay đoán bừa.

Không lấy gì ra đảm bảo là bài sẽ ra thường xuyên và đầy đủ. Nghĩ đến đâu viết đến đấy mà thôi.

Mục tiêu sẽ là hướng đến Tenhou 5 dan/Soul Saint 1 hoặc hơn. Vì vậy nên sẽ ít giải thích thuật ngữ cũng như đi quá lặt vặt những thứ cơ bản. Nếu có thắc mắc về thuật ngữ, xin hãy hỏi trong comment.

(Nội dung chính)

Theo thứ tự thực tế của ván đấu mà nói thì Riichi là kết quả của việc chúng ta bỏ lần lượt các quân từ đầu ván đấu, thế nên trong các guide cơ bản thường nhắc đến cách bỏ quân trước, Riichi sau. 

Thế nhưng trong các sách nâng cao tiếng Nhật thì lại hay nói về Riichi đầu tiên. 

Đó cũng là một cách tiếp cận hợp lí vì Riichi quan trọng đến mức nó ảnh hưởng đến cách chúng ta bỏ quân ngay từ những lượt đầu, thật ra thì Riichi và sức mạnh tiềm năng của nó ảnh hưởng đến mọi quyết định trong trận đấu, ngay cả khi chưa có que Riichi nào xuất hiện trên bàn.

1. Tầm quan trọng của Riichi với giá trị bài

Giá trị chay của Riichi là 1 han, nhưng trên thực tế thì giá trị của nó gần với 2 han hơn. Đó là vì khi Tsumo thì được thêm 1 han, có Ippatsu cũng thêm 1 han, có Ura dora cũng được thêm 1 han (hiếm khi được hơn 1 ura) nữa. Khả năng có được thêm 1 trong 3 điều trên để biến Riichi thành tổng 2 han không phải nhỏ.

Bảng sau cho thấy khả năng tăng điểm của Riichi trong một số tình huống hay gặp:


Với những bài có sẵn 1-2 han thì khả năng tăng điểm của Riichi là rất mạnh. Ở mức này các bạn hãy coi Riichi tăng giá trị của bài lên trung bình 3 lần. Khi Riichi bài Pinfu 1 dora, từ bài bình thường 2000 ta sẽ có bài trung bình khoảng 6000 điểm. Với Tanyao 1 dora khi dama ron chỉ 2600, khi Riichi thì có mangan là điều bình thường.

Chiến thuật mạt chược hiện đại rất đề cao vai trò của mangan, bởi vì tạo mangan là cách hiệu quả nhất để có giá trị bài đủ to. Sau khi bạn thắng bài 1000 hoặc 2000 điểm thì điểm số sau đó cũng không khác biệt nhiều so với trước khi thắng, nếu sau đó đối thủ có bài tầm 3900, 5200, hay mangan thì sẽ dễ dàng vượt qua bạn. Còn haneman trở lên thì lại khó xây. Riichi là công cụ quan trọng đưa bài bạn từ tầm 2000 lên mangan.

2. Sức mạnh của Riichi khi có thế chủ động

Thế chủ động là một khái niệm cực kì quan trọng của mạt chược hiện đại. Từ gốc trong tiếng Nhật là 先手 (sente-tiên thủ), nhưng tôi thích cách dịch sang tiếng Anh "initiative", sang tiếng Việt thành "thế chủ động". 

Khái niệm này muốn nói đến việc bạn là người đầu tiên có tenpai đủ sức đe doạ khi mà những người khác chưa có mối đe doạ nào. Chúng ta đang nói về Riichi, vậy thì hãy tạm hiểu đó là những trường hợp bạn Riichi đầu tiên khi mà đối thủ chưa Riichi (hoặc có thể là các mối đe doạ kiểu gọi 3 lần có 2-3 dora chẳng hạn).

Khi bạn có thế chủ động thì các đối thủ khác không thể thoải mái tấn công được. Nhất là khi họ chưa tenpai, giờ bài họ chưa thể thắng được, mà nếu đánh ra quân không an toàn là có thể bị bạn Ron và mất điểm. Mà giá trị của bài Riichi, như đã phân tích ở trên, thường là không nhỏ.

Giả sử khi có đối thủ Riichi lượt 9 mà bài bạn đang như thế này:

Bài này mà chưa ai Riichi thì không ai dám nói là dở cả. Nhưng khi có người Riichi rồi, nếu 2m không phải quân an toàn, liệu bạn có thể dễ dàng mà đánh được không?

Nhiều người hay nói về việc khi ta Riichi thì không thủ được nên dễ bị Ron. Ít nhất thì khi có thế chủ động, điều đó không đúng. Ta đã Riichi rồi thì đối thủ đâu thể hồn nhiên đánh như bình thường được nữa? Còn nếu lúc đó có đối thủ đang gần tenpai rồi, sau khi ta Riichi thì đối thủ Riichi theo, thì đằng nào ta không Riichi đối thủ cũng sẽ Riichi mà. Solo Riichi với địch đương nhiên ta có thể thua nhưng cơ hội thắng cũng không nhỏ. Nếu chưa Riichi thì thành ra ta tự nhiên thủ khi đang có cơ hội thắng à?

Phần Riichi cơ bản này sẽ chủ yếu nói về những tình huống mình có thể Riichi khi có thế chủ động. Sẽ có những lúc mà quả thật, dù là người Riichi đầu tiên ta cũng không nên Riichi. Sẽ có lúc tôi đề cập đến điều đó. Nhưng hiểu được sức mạnh của Riichi là điều tối cần thiết nếu bạn muốn giỏi mạt chược Nhật.

Mục lục