1. Giới thiệu bài 1shanten 5 block có đôi
Chúng ta đã phân tích cơ bản về các dạng bài 1shanten 6 block và 4 block (1shanten dính). Ở các dạng bài này thì nguyên tắc cơ bản là so sánh các thứ tương đương, với dạng 6 block là 3 nhóm 3 quân và dạng 4 block (1shanten dính) là 3 quân lẻ.
Với dạng 1shanten 5 block thì khác. Ta sẽ giả sử trước là bài đã có đôi rồi, và trong các bài tiếp theo đây sẽ chỉ dùng từ "1shanten 5 block" thôi.
Với dạng 6 block để giữ 1shanten chúng ta chỉ có thể lựa chọn giữa các nhóm 2 quân, và với dạng 1shanten dính với 4 block để giữ 1shanten ta chỉ có thể lựa chọn giữa 3 quân lẻ, dù thỉnh thoảng quân lẻ này nằm trong dạng hơi phức tạp nhưng bản chất thì không có gì thay đổi. Tức là chúng ta lựa chọn giữa các thành phần có tính chất giống nhau.
Còn trong bài 5 block như trên chẳng hạn, ta có thể thấy sự xuất hiện của nhóm 3 quân. Xử lí nhóm 3 quân là một vấn đề quan trọng với bài 5 block. Để giữ được 1 shanten ở đây ta có các cách:
+ Đánh 7m là quân lẻ
+ Đánh 1 quân trong nhóm 3 quân
Đó là 2 thành phần không giống nhau. Tuy bài 1shanten ta đã nói về nhóm 3 quân ryanmen đôi nhưng ở đó ta nhìn nhận nhóm này như một quân lẻ để so sánh với các quân lẻ khác. Còn trong tình huống 5 block trên đánh quân lẻ hay đánh nhóm 3 quân sẽ dẫn đến các cấu trúc bài khác hẳn nhau với mục đích khác nhau.
Hơn nữa, với bài 6 block hay 4 block ta không thể có khái niệm "lùi shanten", đó là vì ngoài các thành phần được đem ra so sánh thì tất cả các thứ còn lại đã là bộ rồi, trừ một số rất rất ít trường hợp đặc biệt, thì ngoài cách đánh 1 trong các thứ được đem ra so sánh thì không còn cách nào khác. Nhưng với bài 5 block thì khác, trong một số tình huống ta có thể phá 1 block và tăng số shanten lên 1, như trong ví dụ trên tức là đánh 12m.
Mục đích của ví dụ trên không phải để thảo luận đánh gì là tốt nhất mà là để chỉ ra bài 5 block có nhiều cách xử lí khác nhau.
2. Tính chất của các nhóm 3 quân trong bài 1shanten 5 block
Với bài 1shanten 5 block thì nhóm 3 quân có thể có 2 kiểu tác dụng chính: tạo thành bộ 3 quân hoặc đánh 1 quân tạo đôi. Ta có thể giữ nhóm 3 quân để tăng tối đa khả năng tạo bộ 3 quân, hoặc đánh 1 quân tạo thành nhóm 2 quân, vẫn giữ được khả năng tạo bộ 3 quân. Nhóm 3 quân có các tính chất khác nhau trong các tình huống khác nhau (ví dụ như ta đã gặp ryanmen đôi trong phần 1 shanten dính), trong khuôn khổ bài này ta chỉ nói đến tình huống 1 shanten 5 block thôi.
a. Các nhóm lai đôi
- Ryanmen đôi: dạng 334
- Kanchan đôi: dạng 113, 133
- Penchan đôi: dạng 112, 122
Các nhóm lai đôi được gọi tên theo kiểu "(tên nhóm 2 quân) đôi". Các nhóm này có thể bốc 1 quân tạo thành bộ 3 quân, hoặc đánh 1 quân để giữ đôi hoặc nhóm 2 quân.
- Ryanmen đôi như 334 là nhóm 3 quân linh hoạt nhất. Nếu giữ nguyên nhóm 3 quân này, bốc 2 5 tạo được bộ 3 quân liên tiếp và bốc 3 tạo được bộ 3 quân giống nhau. Ở 1shanten, nếu đánh 1 quân trong nhóm này, đánh 3 còn lại ryanmen 34 và đánh 4 còn lại đôi 3.
- Kanchan đôi và penchan đôi đều có 1 loại quân để chuyển thành bộ 3 quân liên tiếp và 1 loại 2 quân chuyển thành bộ 3 quân giống nhau. Nếu đánh 1 quân trong nhóm này ở 1 shanten thì còn lại kanchan/penchan hoặc đôi, đều là nhóm yếu nên khó có thể đánh như vậy hơn ryanmen đôi (ryanmen đôi thì đánh 1 quân còn ryanmen vẫn là nhóm đẹp).
b. Các nhóm cấu tạo từ 3 trong số 4 quân liên tiếp
Ví dụ như nhóm 356.
Các nhóm này có thể bốc thêm 1 quân ở giữa để tạo nhóm 4
quân liên tiếp, hoặc bốc 1 quân ở 2 đầu và dễ tạo 1 bộ 1 đôi sau đó. Nhưng khi ở 1 shanten 5 block thì nhóm quân này thường không lợi dụng được các tính chất như trên. Đó là vì khi bốc được quân giảm shanten thì đã vào tenpai rồi và như vậy 1 quân vốn không có ích từ đầu. Chẳng hạn như sau:
13m34678p356999s4z dora 9s
356 hay chỉ 56 thì đều tạo bộ với 4 và 7, bốc được những quân này là lên tenpai rồi và kiểu gì cũng thừa ra 3. Nếu như số shanten cao hơn, đặc biệt là khi thiếu block thì bốc 4 lên 3456 còn cơ hội sử dụng rất lớn (ta sẽ quay lại vấn đề này sau), nhưng đã 1 shanten thì không tận dụng được. Quân 3s trong ví dụ trên chủ yếu chỉ còn tác dụng cải thiện khi bốc 2s. Nếu thay 356 bằng 245 hay 134 chẳng hạn thì 2 hay 1 còn kém hơn nữa.
Lưu ý là trong tình huống 1shanten 5 block thì 124 cũng có thể coi là cùng loại nhóm này và quân 1 là quân thừa (chứ không phải quân 4). Ngoài ra nếu số shanten nhiều hơn cùng với bài chưa đủ 5 block thì ý nghĩa của nhóm quân này sẽ khác hẳn nhưng đây chưa phải chỗ thảo luận vấn đề này.
c. Ryankan
3 quân cách nhau 1 như 135, 246 gọi là ryankan. Ryankan có 2
loại quân để chuyển thành bộ 3 quân liên tiếp (ví dụ 135 cần 2 hoặc 4).
Vì đánh bất cứ quân nào từ nhóm này thì đều làm mất 1 loại quân có ích nên khó có thể đánh như vậy trước tenpai, tương tự kanchan đôi và penchan đôi. Cũng vì cần cả 3 quân như vậy nên nhóm này yếu hơn ryanmen chỉ cần 2 quân.
3. Các dạng 1 shanten 5 block chính
Chúng ta đã giả sử với nhau là bài đã có đôi. Bài 1 shanten 5 block lúc này sẽ có 2 bộ, 1 đôi, còn lại 6 quân sẽ có thể theo các cấu trúc sau:
- 3 + 2 + 1. Tức 1 nhóm 3 quân, 1 nhóm 2 quân và 1 quân lẻ.
Ví dụ:
Chính là ví dụ ở đầu bài.
- 3 + 3. Tức 2 nhóm 3 quân.
Ví dụ:
- 2 + 2 + 1 + 1. Tức 2 nhóm 2 quân và 2 quân lẻ.
Ví dụ:
(2 + 2 + 2 thì chính là bài 6 block rồi.)
Chúng ta sẽ phân tích từng dạng trong bài tiếp theo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét